• Blog
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Đặc Sản
  • Cẩm Nang
  • Ẩm Thực
  • Thị Trường
  • Toplist

Đất Sen Hồng

Dạo quanh những làng nghề truyền thống hàng trăm tuổi ở tỉnh Đồng Tháp

29/10/2022 by Đất Sen Hồng Bình Luận: Leave a Comment

Các làng nghề truyền thống là một trong những nét văn hóa rất riêng của từng vùng miền. Từ bắc chí nam, trải dọc theo mảnh đất hình chữ S là sự xuất hiện của vô số làng nghề thủ công nổi tiếng. Nhất là tại các tỉnh thành Đông Nam Bộ, nơi gắn bó với nền văn hoá lúa nước rất đặc trưng. Và để biết thêm về những làng nghề nổi tiếng này, nhất là các làng nghề lâu đời tại tỉnh Đồng Tháp, hãy cùng theo dõi chia sẻ sau đây cùng với chúng tôi.

Mục Lục Bài Viết

  • Làng hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp
    • Những luống hoa đầy hương sắc giữ vùng trời quê
    • Thời gian lý tưởng để ghé thăm làng hoa Sa Đéc
  • Làng nem Lai Vung tại tỉnh Đồng Tháp
    • Đặc trưng của nem Lai Vung
    • Mua nem chua Lai Vung ở đâu?
  • Làng chiếu Định Yên – Làng nghề truyền thống lâu đời tỉnh Đồng Tháp
    • Làng chiếu Định Yên với lịch sử lâu đời
    • Những nét đẹp rất riêng của làng chiếu Định Yên
  • Làng thớt Định An tỉnh Đồng Tháp
    • Thớt gỗ mù u đặc trưng tại Định An
    • Ghé thăm làng nghề làm thớt Định An
  • Mùa nước nổi tất bật với làng nghề đóng xuồng Long Hậu
    • Truyền thống đóng xuồng lâu đời
    • Giá trị văn hóa dần mai một bởi nhu cầu thấp

Làng hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp

Nếu có dịp ghé thăm Đồng Tháp, nhất là vào những ngày lễ Tết thì bạn sẽ không thể bỏ qua làng hoa Sa Đéc. Làng nghề truyền thống này không chỉ được biết đến với việc trồng hoa lâu đời. Mà thêm vào đó, những bông hoa đủ ngàn hương sắc nơi đây còn là một trong những điểm thu hút rất ấn tượng. Với hơn 100 năm tuổi, trải qua biết bao nhiêu thế hệ, người dân thuộc xã Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp vẫn duy trì được những nét đẹp truyền thống này cho đến tận thời điểm hiện tại.

Những luống hoa đầy hương sắc giữ vùng trời quê

Diện tích trồng hoa ở đây là rất lớn, khoảng hơn 85ha. Người dân ở Tân Quy Đông hầu hết đều có những kỹ năng trồng và chăm sóc hoa rất tuyệt. Đó có thể là do học hỏi thêm từ những kinh nghiệm gieo trồng và chăm sóc được truyền lại từ ông cha. Một phần là do người dân nơi đây không ngừng mày mò nghiên cứu để tạo nên được những luống hoa tươi ngập tràn sắc hương.

Có hàng ngàn loài hoa được trồng ở đây, mỗi loài đều có những nét đặc trưng riêng. Chủ yếu là những bông hoa nhiệt đới có thể sinh trưởng mạnh mẽ và phù hợp với khí hậu miền Tây. Hoa được trồng sau đó sẽ được luân chuyển đến khắp mọi miền đất nước. Nhất là các tỉnh thành lân cận. Hoa tươi và đẹp mắt, cả hương lẫn sắc đều tạo được những ấn tượng khó phai trong lòng mọi người. Không chỉ với người dân nơi đây mà cả với tất cả những ai đã từng ghé thăm Sa Đéc vào mùa hoa nở rộ.

Đặc trưng của những luống hoa Sa Đéc đó là chúng được trồng và chăm sóc trên những giàn cao. Vì những lý do khác nhau nên hoa ở làng nghề này không được trồng trực tiếp trên đất. Những bông hoa thấp thoáng trong không trung, hòa mình cùng với gió trời cũng là một điểm nhấn độc đáo của làng hoa Sa Đéc. Và chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

Thời gian lý tưởng để ghé thăm làng hoa Sa Đéc

Hoa được trồng quanh năm, và khi đến thăm làng hoa này, bạn hoàn toàn có cơ hội chiêm ngưỡng hàng loạt những vườn hoa đẹp. Dọc theo những giàn hoa là những lối đi ngay ngắn, du khách có thể tự do di chuyển và cảm nhận được hương hoa lan toả khắp một vùng trời. Tất nhiên, sau chuyến thăm quan, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình những bông hoa tươi thắm nhất để mang về thành phố. Như là để lưu giữ một phần vẻ đẹp của nơi đây.

Mặc dù có thể ghé thăm làng hoa Sa Đéc mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là những dịp lễ Tết. Để kịp đáp ứng nhu cầu lễ Tết, hoa sẽ được trồng thêm rất nhiều. Cùng với đó, những vườn hoa vào mỗi dịp lễ cũng sẽ khoác lên mình một màu áo rực rỡ hơn. Bạn có thể dạo quanh và lưu giữ những khoảnh khắc thật mơ mộng cùng hoa.

Những nghệ nhân trồng hoa còn tận dụng rất tốt những dịp lễ để cho thấy được những tác phẩm nghệ thuật và cây bonsai mà họ đã cất công chăm sóc trong suốt cả năm dài. Chúng đủ màu sắc và kiểu dáng bắt mắt, chắc chắn sẽ khiến du khách phương xa lưu luyến không nỡ rời đi. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những điểm chụp hình lý tưởng được trang trí công phu với hoa và hoa. Du khách ghé thăm có thể vừa ngắm hoa vừa lưu giữ những bức ảnh đẹp cho chuyến thăm quan.

Xem Thêm  Khám phá những vườn trái cây sinh thái nổi tiếng ở Cao Lãnh

Mặc dù có thể ghé thăm làng hoa Sa Đéc mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là những dịp lễ Tết. Ảnh: Internet

Làng nem Lai Vung tại tỉnh Đồng Tháp

Những món ăn ngon luôn luôn níu giữ chân thực khách. Và khi nhắc đến những món ngon tại tỉnh Đồng Tháp, chắc hẳn mỗi người sẽ có cho mình những sự lựa chọn riêng. Ẩm thực đa dạng và mang hương vị đậm đà cũng là một trong những yếu tố làm nên những nét đẹp truyền thống rất riêng cho Đồng Tháp.

Và khi nhắc đến những món ăn đặc trưng nhất sẽ là một thiếu sót nếu bỏ qua làng nem Lai Vung. Làng nghề truyền thống Lai Vung nằm ở Đồng Tháp chính là nơi làm ra món nem chua ngon nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc trưng của nem Lai Vung

Nem chua ở đây có từ hơn 50 năm trước. Nem với màu hồng tươi vô cùng bắt mắt và được gói vuông vức trong những tàu lá chuối xanh. Nhắc đến nem chua Lai Vung, người ta lại nhớ đến hương vị đậm đà, chua dịu. Cái hương vị khiến cho mỗi ai khi nếm thử lần đầu sẽ muốn thưởng thức thêm lần thứ 2, thứ 3,…

Nguyên liệu để làm nem chua cũng được lựa chọn rất cẩn thận. Với 8 phần thịt và 2 phần bì. Sau khi sơ chế sẽ được những nghệ nhân làm nem nơi đây nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Ban đầu nem được làm để ăn chơi, để mọi người trong nhà và xóm giềng quây quần cùng nhau thưởng thức. Dần dần, hương vị lan xa và thu hút rất nhiều thực khách. Vậy nên, người dân trong làng bắt đầu làm nem với số lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu của hết thảy mọi người. Và đó cũng chính là khỏi nguồn của cái tên nem chua Lai Vung.

Mua nem chua Lai Vung ở đâu?

Sau những chuyến du lịch miệt vườn, ghé thăm nhiều tỉnh miền Tây sông nước. Thì cũng đã đến lúc nên tìm mua những món quà ý nghĩa cho người thân. Trước tiên, du khách nên tự mình ghé thăm làng nem Lai Vung để có thể cảm nhận được những nét chân thực nhất của ngôi làng truyền thống này. Nem chua ngon nhất vẫn là thưởng thức trực tiếp tại xưởng chế biến. Làng nem – một làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp cũng luôn sẵn sàng mở cửa cho du khách ghé thăm, vậy nên đừng bỏ lỡ cơ hội này nếu đã đặt chân đến Đồng Tháp.

Những chùm nem ngon được người dân làm trực tiếp trước sự chứng kiến của du khách. Không cầu kỳ trong việc sử dụng nguyên liệu, nhưng chính những nét chân phương và mộc mạc trong nền ẩm thực nơi đây đã tạo nên danh tiếng cho những chùm nem Lai Vung. Vừa thưởng thức nem, du khách vừa có thể tự mình trải nghiệm làm cùng với người dân nơi đây. Sự thân thiện hiếu khách của những người con Lai Vung chắc chắn sẽ tạo được những kỉ niệm khó quên sau mỗi chuyến đi.

Tên tuổi của mỗi thương hiệu nem Lai Vung sẽ gắn liền với những hương vị thơm ngon đậm đà. Mặc dù, có rất nhiều thương hiệu nem khác nhau, nhưng việc đảm bảo được những hương vị đặc trưng được truyền lại từ thế hệ đi trước khiến cho du khách không khó để chọn được những chùm nem ngon. Nem Út Thẳng, nem Tư Minh, nem Năm Thơ,…. Tất cả đều là những sản phẩm chất lượng, vừa thích hợp để thưởng thức vừa lý tưởng để làm quà cho người thân và bạn bè.

Làng chiếu Định Yên – Làng nghề truyền thống lâu đời tỉnh Đồng Tháp

Không chỉ được biết đến với những đồng lúa vàng bát ngát mà xã Định Yên, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp còn được biết đến là nơi sản sinh ra nghề làm chiếu truyền thống. Làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi này không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm thủ công đẹp mắt và chất lượng. Mà thêm vào đó, với những đóng góp to lớn cho tài sản phi vật thể của đất nước, làng chiếu Định Yên cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013.

Làng chiếu Định Yên với lịch sử lâu đời

Khi về thăm Đồng Tháp, chắc chắn bạn sẽ muốn tìm đường đến với xã Định Yên. Vùng đất quanh năm được phủ những sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng,… của sợi chiếu. Ngay từ khi đặt chân đến xã, du khách đã có thể bắt gặp ngay hình ảnh những sợi chiếu đủ màu sắc được phơi dọc hai bên đường như mời gọi du khách dừng chân ghé thăm.

Nói đến lịch sử làng chiếu Định Yên, người ta sẽ phải kể cả một câu chuyện dài. Vì lịch sử hàng trăm năm của ngôi làng này đã trải qua không biết bao nhiêu thế hệ. Vốn nằm dọc theo bên bờ con sông Hậu hiền hoà, người dân có thể tìm thấy rất nhiều địa điểm lý tưởng để trồng cây bố và lác. Chúng là những nguyên liệu chính để làm nên những tâm chiếu Định Yên chất lượng nhất. Dần dần, với món quà tặng đến từ thiên nhiên, người dân nơi đây bắt đầu mày mò học tập và tạo nên những tấm chiếu nổi tiếng gần xa.

Xem Thêm  Công dụng của hoa sen – những giá trị trường tồn cùng năm tháng

Hầu hết hơn 70% người dân nơi đây chọn gắn bó với nghề làm chiếu. Một phần là do truyền thống từ ông cha để lại, một phần là do mưu sinh. Mỗi người con của làng chiếu Định Yên đêu được xem như là những nghệ nhân đích thực. Họ rất khéo léo, khéo léo trong từng sợi chiếu, trong từng đường may và cả cách đan lát nghệ thuật. Vậy nên, hàng triệu tấm chiếu từ ngôi làng này đều được đánh giá rất cao và trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của người dân Việt trên khắp tỉnh thành cả nước.

Những nét đẹp rất riêng của làng chiếu Định Yên

Du khách gần xa khi đặt chân đến ngôi làng nghề truyền thống này chắc chắn sẽ có được những ấn tượng khó phai. Trước tiên đó chính là một khung cảnh nhộn nhịp thường ngày. Mỗi người dân dường như đều đang bận bịu với những công việc riêng, hầu như không với tay.

Từ người già cho đến trẻ nhỏ, mỗi người một việc. Họ phơi chiếu, đan lát trò chuyện vui vẻ cùng nhau. Tiếng cười nói và tiếng hoà với tiếp đập chiếu đan xen vào nhau. Tất cả đều góp phần tạo nên một khung cảnh thanh bình, mộc mạc rất riêng.

Màu của sợi chiếu, những gam màu nhuộm tự nhiên phủ đầy ngõ ngách của làng. Từ trong nhà ra đến tận ngoài ngõ, tất cả đều hiện lên với những màu sắc sống động, bắt mắt nhất. Từ việc nhuộm cho đến phơi khô và hoàn thiện từng tấm chiếu, tất cả đều được làm thủ công dưới bàn tay tài hoa của người dân nơi đây. Do đó, du khách có thể trải nghiệm và học hỏi thêm những điều thú vị khi chọn làng chiếu Định Yên làm điểm dừng chân trong chuyến hành trình của mình.

Chiếu được đan lát với nhiều kiểu dáng, hoa văn, màu sắc nhưng chất lượng vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng chính là điều làm nên tên tuổi cho ngồi làng nghề truyền thống này. Ngày xưa, người dân thường sẽ họp chợ vào sáng sớm tinh mơ để buôn bán trao đổi các sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay khi mà nhu cầu không ngừng tăng cao, chiếu Định Yên đã được vận chuyển đến khắp mọi ngóc ngách của đất nước.

Làng thớt Định An tỉnh Đồng Tháp

Từ xưa, mọi vật dụng trong gia đình đều được làm thủ công. Từ những chiếc bàn, chiếc ghế, cho đến từng con dao miếng thớt trong bếp. Tất cả đều được người dân tự mình mày mò làm ra. Cũng vì thế mà trong văn hoá của người Việt, chúng ta vẫn thường bắt gặp những làng nghề vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa rất riêng này. Và một trong số đó là phải kể đến Làng thớt Định An thuộc địa phận ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.

Làng nghề gần trăm năm tuổi này chính là một trong những làng nghề nổi tiếng gần xa với những miếng thớt chất lượng. Đặc biệt là việc sử dụng gỗ cây mù u, một trong những cây gỗ đặc trưng của miền Tây. Không chỉ giúp cho thớt có kiểu dáng đẹp mắt, tròn trịa. Mà thêm vào đó, loại gỗ này còn có độ bền cao và không dễ bị nứt. Những miếng thớt được làm ra tại đây xứng đáng là một vật dụng không thể thiếu trong từng gian bếp Việt.

Thớt gỗ mù u đặc trưng tại Định An

Gỗ cây mù u cũng được tuyển chọn rất cẩn thận. Để có được những miếng thớt đẹp và bền thì người dân phải lựa chọn những gốc gỗ già và đạt chất lượng. Gỗ sẽ được phơi cẩn thận để làm khô và tránh được mối mọt cũng như nấm mốc. Sau khi phần gỗ thô đã đạt được chất lượng theo yêu cầu thì chúng sẽ được đưa vào xưởng cắt. Độ dày và đường kính sẽ tùy thuộc vào từng sản phẩm.

Từ những miếng gỗ thô chưa được mài dũa, những người dân nơi đây sẽ tiến hành tạo hình và biến chúng thành những miếng thớt đẹp mắt. Các công đoạn ở đây đều yêu cầu sự tỉ mị cũng như tay nghề công phu. Đó cũng là lý do tại sao các sản phẩm đến từ làng nghề truyền thống này lại được khách hàng săn đón đến vậy.

Ghé thăm làng nghề làm thớt Định An

Mặc dù nghề làm thớt không phải là một trong những nghề thủ công thu hút. Tuy nhiên, với những du khách muốn tìm hiểu tường tận hơn về những làng nghề truyền thống tại Đồng Tháp. Đồng thời muốn có những trải nghiệm mới mẻ hơn trong cuộc hành trình của mình thì không nên bỏ qua làng thớt Định An.

Xem Thêm  Tổng hợp những món ăn miền tây hấp dẫn được làm từ sen

Khi đặt chân vào ngôi làng này, bạn sẽ bắt gặp âm thanh vang vọng của máy móc của tiếng cưa, đục đẽo,… Những âm thành tuy không bắt tai nhưng lại khiến người ta cảm thấy tò mò. Lần theo những âm thanh đó, bạn sẽ bắt gặp những xưởng làm thớt có từ lâu đời. Nơi đây, hàng loạt nghệ nhân đang quầy quần, mỗi người một công đoạn để hoàn thành những miếng thớt gỗ Định An tiếng tăm lừng lẫy.

Là một trong những nghề truyền thống đòi hỏi nhiều công sức và khó nhọc. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể bắt gặp bất cứ sự than phiền nào xuất hiện trên gương mặt của những người dân nơi đây. Ai nấy đều luôn vui tươi và rạng rỡ. Họ hăng say trong công việc mỗi ngày và luôn cảm thấy tự hào về truyền thống mà ông cha đã truyền lại qua hàng chục năm nay. Đó là tất cả những gì làm nên vẻ đẹp đặc trưng cho làng nghề làm thớt Định An.

Mùa nước nổi tất bật với làng nghề đóng xuồng Long Hậu

Làng nghề đóng ghe xuồng mỗi dịp nước về lại thêm phần tấp nập. Với làng nghề đóng xuồng tại Long Hậu cũng không phải là ngoại lệ. Đây được xem là làng nghề có truyền thống ca truyền con nối lâu đời tại xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp.

Xuất phát từ TP Cao Lãnh đi dọc theo Tỉnh lộ 849, đi vào khoảng 25km đến rạch Bà Đài (thuộc ấp Long Hòa, xã Long Hậu, huyện Lai Vung). Đi đến đây, bạn sẽ có thể biết được mình có đến đúng nơi hay không qua những âm thanh của máy cưa, máy bào,… Những trại ghe xuồng nối tiếp nhau với đông đúc những người thợ đang tất bật cho việc xuất xưởng những chiếc xuống mới cho kịp mùa nước lên.

Truyền thống đóng xuồng lâu đời

Ông Phạm Văn Thuông được xem là ông tổ của làng đóng xuồng Long Hậu vùng Đồng Tháp. Người dân trong vùng thường gọi ông là ông Sáu Xuồng Cui. Ban đầu, ông bắt đầu nghề đóng xuồng cui, đây là loại xuồng nhỏ dùng để đi giăng câu trên kênh rạch. Ông là người giỏi nghề làm mộc và đóng xuồng cui, ghe tam bản.

Ban đầu vào thời điểm mùa nước nổi lớn, việc đóng xuồng chỉ phục vụ cho việc đi lại của người dân trong vùng. Sau đó, nghề đóng xuồng nơi đây dần nổi tiếng, phục vụ thêm cho việc đi đánh bắt chày lưới mùa nước nổi của người dân miền Tây. Từ chiếc xuồng cui, người dân ở đây phát triển thêm với việc đóng thêm nhiều loại xuồng khác nữa.

Vào năm 2005, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định công nhận nghề đóng ghe, xuồng ở xã Long Hậu là làng nghề truyền thống nhằm có những chính sách mở rộng, phát triển làng nghề. Khởi điểm từ khoảng 200 hộ theo nghề, đến nay đã tăng hơn 400 hộ, chủ yếu ở rạch Bà Đài thuộc ấp Long Hòa. Từ đó làng nghề truyền thống, đóng ghe, xuồng ở Long Hậu không ngừng phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng. Vào mùa nước nổi thì thợ sẽ tập trung đóng xuồng nhỏ phục vụ giăng câu, chày lưới và đi lại. Với những mùa khác, họ sẽ đóng các loại vỏ lãi, trẹt, ghe hàng với tải trọng lớn.

Giá trị văn hóa dần mai một bởi nhu cầu thấp

Nếu người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung năm nào cũng mong ngóng những con nước về để có nhiều phù sa cho đất, có thêm cá tôm sản vật. Thì người dân làng nghề đóng xuồng Long Hậu nơi đây còn mong chờ mùa nước nổi hơn ai hết. Bởi những con nước lên thì người dân mới cần đến ghe xuồng, có nhu cầu thì làng nghề mới có được phát triển. Ấy vậy, những năm gần đây, mùa nước lại thiếu vắng những con nước về. Đồng bằng sông Cửu Long không còn mênh mông là nước như trước. Bên cạnh đó đường bộ phát triển, nhu cầu đi xuồng ghe cũng không còn nhiều.

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về những làng nghề truyền thống tại tỉnh Đồng Tháp. Văn hóa vùng miền và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là khác nhau. Vậy nên khi đặt chân đến Đồng Tháp, du khách sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ và vô cùng cuốn hút. Đó chính là hình ảnh trăm hoa đua nở tại làng hoa Sa Đéc, hay những chùm nem thơm ngon được gói cẩn thận trong từng tàu lá chuối xanh ngắt.

Và đôi khi đó là còn là hình ảnh của những con ngõ ngập tràn màu sắc của sợi chiếu hay tiếng đục đẽo thân thuộc của những nghệ nhân làm thớt Định An. Dù là gì đi chăng nữa thì những hình ảnh này chắc chắn đều sẽ mang đến những kỷ niệm đẹp cho chuyến đi của bạn.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Những câu chuyện xoay quanh 3 căn nhà cổ tại Đồng Tháp chưa chắc bạn đã biết
3 Thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp – không đơn thuần là những cái tên
5 ngôi chùa tuyệt đẹp tại Đồng Tháp nhất định phải ghé

Chuyên Mục: Tổng Hợp

Previous Post: « Du lịch Đồng Tháp: Các địa điểm du lịch bạn tuyệt đối không thể bỏ qua (Phần 1)
Next Post: Say mê 10 món ăn đặc sản miền tây mùa nước nổi ngon “quên lối về” »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Kinh nghiệm du lịch Bình Lập chi tiết khám phá thiên nhiên kỳ thú
  • 5 địa điểm du lịch Tết ở Phú Yên, đi một lần là nghiện
  • Tìm hiểu hình thức du lịch kết hợp detox giúp giảm cân, giải độc cơ thể
  • Du lịch Bình Thuận không nên bỏ qua những món ăn này
  • Du lịch tháng 11 nên đi đâu, lên kế hoạch cho chuyến đi cuối năm ngay hôm nay
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Cửa Lò cho bạn thoải sức vui chơi
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Thái Lan – Xứ xở chùa vàng
  • Tất tần tật những điều cần lưu ý khi đi du lịch dịp tết nguyên đán 2022
  • Top 8 địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng bạn nhất định phải đến tại Cù Lao Chàm
  • Du lịch Mai Châu: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch mới nhất
  • Bỏ túi từ A – Z kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trung Quốc
  • Dùng ngay quần lót miễn giặt Swing tiện lợi an toàn cho các tín đồ mê du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo cho người đi lần đầu
  • Phú Quốc bắt đầu mở cửa đón khách trở lại, những điều kiện cần khi đi du lịch
  • Điểm qua 10 địa điểm du lịch miễn phí cực hút khách tại Australia

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Đặc Sản
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Copyright © 2023 · Đất Sen Hồng - Nồng nàn hương sắc Việt