• Blog
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Đặc Sản
  • Cẩm Nang
  • Ẩm Thực
  • Thị Trường
  • Toplist

Đất Sen Hồng

OCOP và hành trình mang diện mạo mới về cho nông thôn Đồng Tháp

29/10/2022 by Đất Sen Hồng Bình Luận: Leave a Comment

Là chương trình phát triển tài nguyên bản địa nông thôn, OCOP đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình này cũng đã có mặt ở một số tỉnh thành và mang về những thành công đáng nói. Hãy cùng theo chân Đất Sen Hồng để hiểu rõ hơn về chương trình OCOP ở Đồng Tháp nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • 1. Chương trình OCOP là gì
  • 2. OCOP Đồng Tháp
    • 2.1. Tiềm năng để phát triển chương trình OCOP
    • 2.2. Sản phẩm OCOP chiếm lợi thế trên thị trường
    • 2.3. OCOP và vai trò vực dậy kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp

1. Chương trình OCOP là gì

OCOP (tên tiếng Anh là One commune, one product) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Quê hương của mô hình này chính là đất nước Nhật Bản, sau đó đã được hơn 40 quốc gia khác học tập và đem lại nhiều thành tích đáng kể.

Mục đích chủ đạo của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Chương trình do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 2018, chương trình OCOP đã trở thành “sân chơi” để những người nông dân phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình.

Nhà nước giữ vai trò ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: hỗ trợ lãi suất tín dụng, đào tạo nâng cao kiến thức, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm,… Thông qua chương trình OCOP có thể khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các vùng miền để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

2. OCOP Đồng Tháp

2.1. Tiềm năng để phát triển chương trình OCOP

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, với 77% diện tích tự nhiên là đất nông nghiệp và hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Đây cũng chính là tỉnh thành có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Điều đầu tiên khi nhắc đến Đồng Tháp chính là danh hiệu “Thủ phủ Đất Sen hồng”. Bởi nơi đây sở hữu diện tích trồng sen lên đến 176 ha. Hoa sen có mặt ở khắp nơi, có chỗ cả thửa dài vài trăm mét vuông, có chỗ là các đầm lọt giữa rừng đước. Trong đó nổi tiếng nhất là đồng sen Tháp Mười với tổng diện tích quy hoạch hơn 20 ha.

Hoa sen nở ngút ngàn trên mặt đầm không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch mà tất cả các bộ phận của sen đều có tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Chính vì vậy, nhiều đơn vị tại Đồng Tháp đã khai thác tối đa lợi thế từ sen với đa dạng các sản phẩm từ loài hoa tinh khiết này. 

Xem Thêm  Cao Lãnh có gì chơi? Các địa điểm du lịch và ăn uống không thể bỏ qua

Đối với nguồn tài nguyên thủy, hải sản thì Đồng Tháp có sản lượng cá tra lớn nhất cả nước. Tổng diện tích nuôi cá tra của tỉnh là 5,4 nghìn ha với tổng sản lượng cá là hơn 1,5 triệu tấn. Trên địa bàn tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu với gần 1000 ha. Trong đó, có hơn 800 ha đã được chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn của ASC, BAP, VietGAP,…

Đồng Tháp còn được biết đến với các làng nghề lớn như hoa kiểng Sa Đéc, gốm Châu Thành, nem Lai Vung, chiếu Định Yên và các sản vật đặc trưng như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt hồng Lai Vung… Đây đều là những vùng nguyên liệu tiềm năng để phát triển các sản phẩm OCOP.

Du lịch Đồng Tháp cũng là thế mạnh đáng nhắc đến với vị trí xếp thứ 3 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long về số lượng du khách cũng như loại hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt nơi đây đã có sự xuất hiện của các homestay từ mô hình vườn cây ăn trái như Homestay Ngôi nhà Hoa và Ếch, Ngôi nhà tre Phong – Levent… Đây chính là cơ hội để tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm OCOP của địa phương.

2.2. Sản phẩm OCOP chiếm lợi thế trên thị trường

Nhận thấy Đồng Tháp có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp nên chương trình OCOP đã được triển khai lồng ghép với nhiều chương trình đã có trước đó. Điển hình như chương trình khởi nghiệp, làng thông minh và du lịch. Chính vì vậy, sau hai năm thực hiện chương trình OCOP đã góp phần đưa kinh tế khu vực nông thôn tỉnh nhà sang trang mới. Những sản phẩm của địa phương đã khoác lên mình một “diện mạo” mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Năm 2019, Đồng Tháp đã có đến 70 sản phẩm OCOP, trong đó có 22 sản phẩm đạt 4 sao, 48 sản phẩm đạt 3 sao thuộc các nhóm sản phẩm thực phẩm tươi, chế biến, đồ uống, dược liệu và thủ công mỹ nghệ, trang trí. Trong đó, ngành thực phẩm chiếm số lượng nhiều nhất, với 54/70 sản phẩm. 

Điều đáng nói là có đến 07 bộ sản phẩm khác nhau trong nhóm ngành này, bao gồm: Rau, củ, quả, hạt tươi; đồ ăn nhanh; chế biến từ gạo, ngũ cốc; chế biến từ rau, củ, quả, hạt; chế biến từ thủy sản, hải sản; tương, nước mắm, gia vị dạng lỏng; các sản phẩm từ trà.

Với thương hiệu “Thủ phủ Đất Sen hồng”, Đồng Tháp đã thành công trong việc khai thác tối đa lợi thế từ sen. Có rất nhiều sản phẩm OCOP được chế biến từ loài hoa này. Có thể kể đến như: Hồng sen tửu, Hoa sen sấy, Bánh phồng tôm chay cao cấp hạt sen, Nón lá sen, Hạt sen sấy, Trà tim sen, Trà lá sen, Trà hoa sen, Bột sữa hạt sen,…

Xem Thêm  Ngắm nhìn vẻ đẹp chân quê rực rỡ của Đồng Tháp qua phim ảnh

Trong đó, riêng huyện Tháp Mười đã có 6 sản phẩm chế biến từ sen được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bao gồm: Rượu hồng sen tửu đặc biệt, Rượu hồng sen tửu, Trà tim sen và Hạt sen sấy bơ đều đạt chất lượng 3 sao của Công ty Cổ phần Đầu tư – Thương mại – Du lịch Đồng Tháp Mười; sản phẩm Trà hoa sen (4 sao), sản phẩm Hà diệp liên (3 sao) của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Khánh Thu, các sản phẩm sữa sen, sữa sen bột, sen bột của cơ sở Diễm Thúy 2; sản phẩm sữa sen của cơ sở Sen Hồng; các sản phẩm sen sấy, trà tim sen, sữa sen của cơ sở Minh Sơn…

Bên cạnh sen hồng thì các loại trái cây của Đồng Tháp cũng lần lượt góp mặt trong danh sách các sản phẩm OCOP. Điển hình như các sản phẩm từ mãng cầu xiêm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thực phẩm Thuận Thiên Thành.

Có 3/5 sản phẩm là Sona – Mãng cầu tươi sấy dẻo vị truyền thống, Sona – Mãng cầu tươi sấy dẻo vị muối ớt đỏ, Soga – Trà trái cây mãng cầu xiêm được xếp hạng 4 sao. Các sản phẩm này đã xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, Singapore. Ngoài ra còn có xoài Cát Chu Cao Lãnh của hợp tác xã Xoài Mỹ Xương đạt chứng nhận 3 sao.

Nhóm ngành thảo dược cũng không hề kém cạnh khi có 4 sản phẩm được xếp hạng 4 sao thuộc về các loại tinh dầu được chiết xuất từ: Bưởi Cao Lãnh, Bạc hà Sa Đéc, Quýt Lai Vung, Sả Chanh Sa Đéc, Tràm gió Tràm Chim. Đây đều là những dòng sản phẩm tận dụng phần còn lại của ngành nông nghiệp tại địa phương để cho ra đời các thành phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Với sản lượng thủy sản lớn, chương trình OCOP ở Đồng Tháp tuyệt đối không thể bỏ qua thế mạnh này. Các mặt hàng chính có thể kể đến là thịt cá tra (phile) hay khô cá lóc và khô cá sặc rằn được xếp hạng 4 sao và là nhóm mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, phần da cá còn lại được một số doanh nghiệp chiết xuất colagen, gelatin. Bên cạnh đó, da cá tra cũng được “biến tấu” thành món ăn nhanh được nhiều người ưa thích, đó là Cracky da cá sấy vị trứng muối và vị mắm nhĩ.

Tính đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp đã có 61 sản phẩm thế mạnh, chủ yếu là sản phẩm truyền thống hoặc được cải tiến từ sản phẩm truyền thống. Đầu ra cho chương trình OCOP chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh thông qua các cơ sở bán sỉ, lẻ và thương lái. Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn được tiêu thụ ngoài tỉnh và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Úc, Hàn, Nhật, Ấn Độ , Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào.

Xem Thêm  Chùm thơ hay về Sen – Tác giả: Hữu Nhân (Phần 1)

Với sự thành công của các sản phẩm OCOP, Đồng Tháp đã hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở tham gia nhiều chương trình hội chợ, thương mại. Có thể kể đến như Hội chợ Quốc tế OCOP năm 2019, Hội chợ Nông nghiệp và Sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Bến Tre, Hội chợ triển lãm Nhịp cầu Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Đồng Tháp năm 2019 với chủ đề “Sản phẩm OCOP – Phát huy giá trị bản địa”,…

2.3. OCOP và vai trò vực dậy kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp

Việc triển khai thực hiện chương trình OCOP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp. Cụ thể, thông qua chương trình đã có thể khuyến khích và hỗ trợ các chủ thể sản xuất phát triển mọi tiềm năng sẵn có của địa phương. Các vùng nguyên liệu như sen, rau, củ, quả, trái cây,… đã được khai thác tối đa để tạo nên những sản phẩm mới, chất lượng và có vị thế trên thị trường.

Dù mới tiếp cận địa phương chưa lâu, thế nhưng chương trình OCOP đã và đang mang lại ý nghĩa thiết thực cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Sự góp mặt của các sản phẩm OCOP không chỉ vực dậy nền kinh tế nông thôn mà còn là bước đệm để mang các đặc sản quê hương đến với mọi miền của đất nước và có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm mang đặc trưng riêng của miền đất sen hồng Đồng Tháp cũng chính là chiếc cầu nối vững chắc để đưa mọi người đến gần và hiểu thêm nhiều về mảnh đất và con người nơi đây.

Nhờ có chương trình OCOP mà việc phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm của Đồng Tháp cũng như việc kết nối thị trường tiêu thụ được diễn ra thuận lợi. Sau 2 năm thực hiện, Đồng Tháp đã có những chuyển biến cơ bản trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Mặt khác, thông qua chương trình OCOP, Nhà nước đã có thể giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân. Rất nhiều hộ gia đình, chủ thể sản xuất vươn đã từng bước vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng nông thôn mới.

Với những thành tích đạt được trong thời gian vừa qua, Đồng Tháp đã mang về nhiều lợi thế tích cực cho tỉnh nhà. Đó chính là nền tảng vững chắc để các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm OCOP nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đất Sen Hồng cũng hy vọng sẽ được chứng kiến một diện mạo mới phát triển toàn vẹn của Đồng Tháp trong một ngày gần nhất!

Tác giả: Thư Thư

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Những câu chuyện xoay quanh 3 căn nhà cổ tại Đồng Tháp chưa chắc bạn đã biết
3 Thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp – không đơn thuần là những cái tên
5 ngôi chùa tuyệt đẹp tại Đồng Tháp nhất định phải ghé

Chuyên Mục: Tổng Hợp

Previous Post: « Hạt sen: Vị thuốc quý giá từ thiên nhiên và những lợi ích với sức khỏe con người
Next Post: Chùm thơ hay về Sen – Tác giả: Hữu Nhân (Phần 1) »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Kinh nghiệm du lịch Bình Lập chi tiết khám phá thiên nhiên kỳ thú
  • 5 địa điểm du lịch Tết ở Phú Yên, đi một lần là nghiện
  • Tìm hiểu hình thức du lịch kết hợp detox giúp giảm cân, giải độc cơ thể
  • Du lịch Bình Thuận không nên bỏ qua những món ăn này
  • Du lịch tháng 11 nên đi đâu, lên kế hoạch cho chuyến đi cuối năm ngay hôm nay
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Cửa Lò cho bạn thoải sức vui chơi
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Thái Lan – Xứ xở chùa vàng
  • Tất tần tật những điều cần lưu ý khi đi du lịch dịp tết nguyên đán 2022
  • Top 8 địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng bạn nhất định phải đến tại Cù Lao Chàm
  • Du lịch Mai Châu: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch mới nhất
  • Bỏ túi từ A – Z kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trung Quốc
  • Dùng ngay quần lót miễn giặt Swing tiện lợi an toàn cho các tín đồ mê du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo cho người đi lần đầu
  • Phú Quốc bắt đầu mở cửa đón khách trở lại, những điều kiện cần khi đi du lịch
  • Điểm qua 10 địa điểm du lịch miễn phí cực hút khách tại Australia

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Đặc Sản
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Copyright © 2023 · Đất Sen Hồng - Nồng nàn hương sắc Việt