• Blog
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Đặc Sản
  • Cẩm Nang
  • Ẩm Thực
  • Thị Trường
  • Toplist

Đất Sen Hồng

Cách chưng tổ yến với hạt sen thơm ngon đúng điệu

29/10/2022 by Đất Sen Hồng Bình Luận: Leave a Comment

Hôm nay, đất sen hồng sẽ hướng dẫn bạn cách chưng tổ yến với hạt sen sao cho đúng điệu nhất. Được biết tới như hai nguyên liệu thiên nhiên thượng hạng, từ ngàn xưa, người ta đã biết cách chế biến chúng thành những món ăn hấp dẫn để bồi bổ sức khỏe con người. Chưng tổ yến với hạt sen là cách mà những giá trị dược liệu của chúng có thể hấp thu hết vào cơ thể, từ đó bồi bổ cho sức khỏe một cách tối ưu nhất. Nào, cùng Đất sen hồng bắt đầu khám phá nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Sử dụng tổ yến chưng hạt sen mang lại cho bạn những gì?
  • Các cách chưng tổ yến với hạt sen thông dụng
    • Cách chưng tổ yến với hạt sen (tươi/khô) và đường phèn
    • Cách chưng tổ yến với hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục
    • Cách chưng tổ yến với hạt sen, hạt chia
  • Các lưu ý trong cách dùng và cách chưng tổ yến với hạt sen

Sử dụng tổ yến chưng hạt sen mang lại cho bạn những gì?

Theo các tài liệu nghiên cứu được công bố, trong hạt sen có chứa nhiều kali, natri, canxi, vitamin nhóm A, C… cùng với các enzyme có lợi cho sức khỏe con người. Chúng giúp chữa mất ngủ, trị đau đầu, bồi bổ thai nhi, chống lão hóa, thanh nhiệt, mát gan…

Đối với tổ yến, không còn quá xa lạ với những tác dụng vượt trội của nó. Theo các nghiên cứu, sở dĩ tổ yến có lợi ích cực kì tốt như vậy là do trong 100g yến sào đã bao gồm 56.9% protein và 18 axit amin thiết yếu. Sử dụng yến sào, người ta sẽ cải thiện trí nhớ, an thần, tăng cường miễn dịch, bổ huyết, chống lão hóa cột sống…

Từ những lợi ích trên, kết hợp chúng lại trong cùng một món ăn sẽ mang lại những gì tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng với nhãn nhục, hạt chia hay táo đỏ cũng đều mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Các cách chưng tổ yến với hạt sen thông dụng

Đầu tiên, khi bắt tay vào chế biến các món với tổ yến, hãy quan tâm tới vấn đề sơ chế nguyên liệu. Hiện nay trên thị trường có hai loại tổ yến là tổ yến thô và tổ yến đã tinh chế. Khi sử dụng hai loại này, sẽ có cách sơ chế khác nhau để phù hợp cho quá trình sử dụng.

  • Tổ yến thô: đây là tổ yến còn nguyên trạng sau khi lấy từ tự nhiên hay nơi nuôi yến về. Nó chứa rất nhiều lông yến và chất bẩn, chính vì thế cần có bước làm sạch kỹ càng trước khi sử dụng. Ngâm tổ yến vào trong nước cho tới khi mềm, để ráo nước và tiến hành dùng nhíp nhặt hết chất bẩn ra. Sau đó, lần lượt cho một ít tổ yến vào ray, đặt vào trong nước và khuấy nhẹ cho những chất bẩn nhỏ hơn rơi ra ngoài. Lặp đi lặp lại vài lần tới khi sạch hẳn.
  • Tổ yến tinh chế: đối với loại tổ yến này, người ta đã tiến hành sơ chế sẵn cho bạn nên không phải mất thời gian loại bỏ tạp chất. Chỉ cần ngâm cho tới khi tổ yến mềm ra là được.
Xem Thêm  Tổng hợp những món ăn miền tây hấp dẫn được làm từ sen

Đối với hạt sen, lột phần vỏ bên ngoài hạt rồi tiến hành bỏ tim sen bên trong. Sau khi loại bỏ tim sen, hãy ngâm hạt sen trong nước để hạt sen mềm ra. Nếu sử dụng hạt sen khô, cần ngâm cho tới khi hạt sen mềm hẳn thì bạn mới có thể tiến hành bỏ tim sen. Có hai cách để loại bỏ tim sen:

  • Cách thứ nhất là bạn dùng dao tách đôi hạt sen và sau đó lấy tim sen ra ngoài. Tuy nhiên, với cách này hạt sen sẽ trông không đẹp mắt.
  • Cách thứ hai: hãy gọt phần đầu màu xám của hạt sen tới khi lộ ra phần tim sen bên trong, sau đó dùng que đẩy từ phía đầu còn lại thì tim sen sẽ rơi ra ngoài.

Đối với gừng, hãy cạo sạch lớp vỏ và thái nhỏ ra để cho vào chưng cùng với các nguyên liệu khác. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong món tổ yến chưng hạt sen này.

Cách chưng tổ yến với hạt sen (tươi/khô) và đường phèn

Nguyên liệu cần có:

  • 10g tổ yến
  • 50g hạt sen
  • Đường phèn
  • Gừng: thái lát hoặc thái sợi
  • Nước

Các bước thực hiện:

Sau khi ngâm, hãy luộc hạt sen cho tới khi vừa chín tới. Sau đó dùng một cái thố và bắt đầu cho tổ yến, gừng cùng nước vào bên trong (nước chiếm ¼ thố) và đem đi chưng cách thuỷ. Hãy tận dụng nước luộc hạt sen để tránh lãng phí dưỡng chất.

Song song đó, hãy chuẩn bị phần nước đường phèn. Giã nhỏ đường phèn và hoà vào nước rồi đun cho đường tan ra. Canh thời gian, cho đường phèn cùng hạt sen vào và đậy lại để tất cả nguyên liệu cùng chín. Sau khoảng 15 phút, nhắc xuống bếp và thưởng thức.

Xem Thêm  Ngó sen là gì? Hé lộ thực đơn các món ăn ngon chế biến từ ngó sen

Cách chưng tổ yến với hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục

Nguyên liệu cần có:

  • 10g tổ yến
  • 15g hạt sen
  • 12 trái táo đỏ
  • 20g nhãn nhục
  • Đường phèn
  • Lá dứa
  • Nước

Cách thực hiện

Ngâm táo đỏ, nhãn nhục, hạt sen vào trong nước cho mềm. Sau đó luộc từng loại cho tới khi vừa chín tới. Làm như vậy, khi kết hợp chưng với tổ yến, các nguyên liệu sẽ chín đồng đều hơn.

Giã nhỏ đường phèn, cho vào nước và đun sôi để đường tan hết. Cho thêm lá dứa vào nấu cùng nước đường cho có mùi thơm. Khi lá dứa hoà tan vào nước đường thì tắt bếp ngay, không nấu quá lâu tránh nước đường cạn hết.

Sau đó, chưng tổ yến cùng ¼ lượng nước trong thố, hãy dùng nước luộc các hạt lúc nãy để tránh lãng phí các chất dinh dưỡng hòa tan. Trước khi tổ yến chín hẳn tầm nửa tiếng, cho tất cả nguyên liệu vào cùng với tổ yến và chưng tiếp là bạn đã có ngay một món ăn hấp dẫn.

Cách chưng tổ yến với hạt sen, hạt chia

Nguyên liệu cần có

  • 10g tổ yến
  • 15g hạt sen
  • 2 muỗng hạt chia
  • Nước
  • Gừng
  • Đường phèn

Cách thực hiện

Cách thứ nhất: ngâm hạt chia trong nước cho tới khi hạt chia nở ra. Ngâm hạt sen cho mềm sau đó đem nấu cho tới khi vừa chín tới. Cho tổ yến, đường phèn, gừng và nước vào thố rồi bắt đầu chưng cách thuỷ cho tới khi gần chín thì cho hạt sen và hạt chia vào. Khi tất cả nguyên liệu cùng chín đều thì mang xuống và thưởng thức.

Cách thứ hai: sau khi ngâm hai loại hạt, cho tất cả vào cùng một thố và bắt đầu hấp cách thuỷ. Cách này sẽ không trải qua nhiều công đoạn, tuy nhiên, các nguyên liệu sẽ chín không đồng đều lắm.

Các lưu ý trong cách dùng và cách chưng tổ yến với hạt sen

Nếu được, hãy sử dụng các loại thố chưng chuyên dụng để đảm bảo nhiệt lượng trong quá trình chưng được đồng đều nhất.

Dù cho bạn là người thích ăn ngọt, cũng chỉ nên cho một lượng đường vừa phải để món ăn đạt tới độ ngon ngọt cần thiết. Không nên cho quá nhiều đường phèn sẽ làm mất độ ngon của món ăn và không tốt cho sức khỏe. Có thể dùng món này nóng hoặc lạnh tùy sở thích của mỗi người. Thêm vài viên đá lạnh sẽ mang tới cảm giác mát lạnh khi bạn thưởng thức.

Xem Thêm  Fan Kpop và tinh thần yêu nước: Dấu hỏi lớn chưa có lời giải?

Dù rất bổ dưỡng, nhưng mỗi người cũng không nên dùng quá 10g tổ yến cho một lần sử dụng. Nên dùng món này khoảng 2 lần/tuần để bồi bổ cho cơ thể. Để những dưỡng chất của món ăn hấp thu vào cơ thể một cách tối ưu nhất, hãy thưởng thức vào khoảng thời gian giữa các bữa ăn (khi bao tử đang rỗng).

Sở dĩ luôn luôn có sự hiện diện của gừng trong bất kỳ cách chế biến nào là vì gừng có tác dụng tránh lạnh bụng cho người dùng và giúp bán mùi của tổ yến.

Với những người mắc chứng cao huyết áp, thời gian thích hợp để sử dụng món chưng tổ yến với hạt sen là vào buổi sáng sớm. Còn đối với những người mắc chứng mất ngủ, hãy dùng nó trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Đối với tổ yến, thông thường thời gian chín sẽ tuỳ vào từng loại yến, hãy ước lượng mốc thời gian để thêm các nguyên liệu vào cho hợp lí.

  • Với tổ yến thô được nuôi tự nhiên hay yến đảo: thời gian chưng sẽ rơi vào khoảng 1,5 tiếng và thời gian ngâm là tầm khoảng 3 tiếng đồng hồ.
  • Đối với tổ yến đã đã được tinh chế thì thời gian ngâm rơi vào khoảng 20 – 30 phút và thời gian chưng tầm 1h30 – 1h45 phút. Còn đối với tổ yến nuôi đã tinh chế thì thời gian ngâm là 15 phút và mất khoảng 45 – 60 phút chưng là yến sẽ chín.

Chỉ ngâm tổ yến tới khi mềm, không nên ngâm quá lâu sẽ làm mất những dưỡng chất trong tổ yến.

Trên đây là những cáchchưng tổ yến với hạt sen thông dụng nhấtmà Đất sen hồng muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn sẽ tìm được cho mình một phương pháp thích hợp để sử dụng loại nguyên liệu thiên nhiên quý giá này để bồi bổ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tác giả: Trầm

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Những câu chuyện xoay quanh 3 căn nhà cổ tại Đồng Tháp chưa chắc bạn đã biết
3 Thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp – không đơn thuần là những cái tên
5 ngôi chùa tuyệt đẹp tại Đồng Tháp nhất định phải ghé

Chuyên Mục: Tổng Hợp

Previous Post: « Cao Lãnh có gì chơi? Các địa điểm du lịch và ăn uống không thể bỏ qua
Next Post: Cách chế biến những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Nam bộ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Kinh nghiệm du lịch Bình Lập chi tiết khám phá thiên nhiên kỳ thú
  • 5 địa điểm du lịch Tết ở Phú Yên, đi một lần là nghiện
  • Tìm hiểu hình thức du lịch kết hợp detox giúp giảm cân, giải độc cơ thể
  • Du lịch Bình Thuận không nên bỏ qua những món ăn này
  • Du lịch tháng 11 nên đi đâu, lên kế hoạch cho chuyến đi cuối năm ngay hôm nay
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Cửa Lò cho bạn thoải sức vui chơi
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Thái Lan – Xứ xở chùa vàng
  • Tất tần tật những điều cần lưu ý khi đi du lịch dịp tết nguyên đán 2022
  • Top 8 địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng bạn nhất định phải đến tại Cù Lao Chàm
  • Du lịch Mai Châu: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch mới nhất
  • Bỏ túi từ A – Z kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trung Quốc
  • Dùng ngay quần lót miễn giặt Swing tiện lợi an toàn cho các tín đồ mê du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo cho người đi lần đầu
  • Phú Quốc bắt đầu mở cửa đón khách trở lại, những điều kiện cần khi đi du lịch
  • Điểm qua 10 địa điểm du lịch miễn phí cực hút khách tại Australia

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Đặc Sản
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Copyright © 2023 · Đất Sen Hồng - Nồng nàn hương sắc Việt