• Blog
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Đặc Sản
  • Cẩm Nang
  • Ẩm Thực
  • Thị Trường
  • Toplist

Đất Sen Hồng

3 Thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp – không đơn thuần là những cái tên

29/10/2022 by Đất Sen Hồng Bình Luận: Leave a Comment

Không chỉ được biết tới bởi những đoá sen dịu dàng khoe sắc, những cảnh đẹp đậm chất miền Tây, vùng đấtnày còn được biết tới bởi sự nổi bật về địa danh thuộc về ba thành phố của Đồng Tháp. Mang những nét rất riêng từ tên gọi cho tới kinh tế xã hội, bộ ba này đã góp phần tạo nên thế “chân vạc” giúp Đồng Tháp ổn định cơ cấu kinh tế của mình và sánh vai với các tỉnh thành khác trên cả nước.

Cùng Đất sen hồng khám phá từng thành phố để hiểu rõ hơn về những nơi rất đỗi bình yên nhưng lại ẩn chứa trong mình một tiềm lực phi thường này nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Tỉnh Đồng Tháp và các thành phố của Đồng Tháp
  • Thành phố Cao Lãnh
  • Thành phố Sa Đéc
  • Thành phố Hồng Ngự

Tỉnh Đồng Tháp và các thành phố của Đồng Tháp

Nằm trong chiến lược khai hoang mở cõi ở khoảng thế kỷ XVII, XVIII của chúa Nguyễn, vùng đất phì nhiêu này đã được ước định là có nhiều tiềm năng để định dân, lập ấp. Trải qua các thời kỳ lịch sử nhiều biến động từ vua Gia Long đến thời Pháp thuộc với bao lần sáp nhập và giải thể, cuối cùng giai đoạn Việt Nam Cộng Hoà đã định hình vùng đất này thành Kiến Phong và Sa Đéc.

Sau ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn 30/4/1975, Kiến Phong và Sa Đéc chính thức được hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay (1976) để thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Biên giới giáp Campuchia, trong nước giáp Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang và có dòng sông Tiền chảy qua đã tạo điều kiện cho Đồng Tháp có một vị trí thuận lợi cho buôn bán và phát triển kinh tế vùng.

Vùng đất sen hồng hiện đang sở hữu tất cả 12 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó gồm 3 thành phố (Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự) cùng với 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Tân Hồng, Thanh Bình, Châu Thành, Lấp Vò, Hồng Ngự, Lai Vung, Tam Nông) với dân số đa phần là người Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm, Thái, Gia Rai, Phú Ca… đã làm nên sự đa dạng văn hoá và bản sắc cho vùng đất này.

Logo của tỉnh là một hình tròn với ba đặc trưng tiêu biểu đó là hoa sen, chim sếu và hai bông lúa bao bọc bên ngoài. Biểu tượng của thủ phủ đất sen hồng là hoa sen vươn lên rực rỡ thể hiện cho sự phát triển và số cánh tượng trưng cho các đơn vị hành chính của Đồng Tháp. Chim sếu mang tới một hình ảnh gợi nhớ đặc trưng cho Đồng Tháp và là biểu tượng cho sự thanh bình, an lạc. Hai bông lúa bên ngoài là nền kinh tế nông nghiệp từ bao đời nay của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long này. Với 3 màu chủ đạo – tím hồng, vàng cam và tím đỏ – đã tạo cho logo của Đồng Tháp có được sự nổi bật nhưng cũng hài hoà, dung dị.

Xem Thêm  Công thức đơn giản nhất cho món trà chanh sen chuẩn vị

Thành phố Cao Lãnh

Về nguồn gốc tên gọi, địa danh Cao Lãnh xuất phát từ “Câu Lãnh” đọc trại ra mà thành. Đây là chức vụ “Câu đương” kết hợp với tên tự của ông Đỗ Công Tường là “Lãnh”, một người quê gốc ở Quảng Nam vào đây sinh sống. Do tính tình khẳng khái, ông đã được người dân giao cho giữ chức Câu đương xử kiện tại địa phương. Ông và vợ đã ra sức giúp đỡ người dân ở đây khi dịch tả hoành hành. Khi mất, ông bà được lập đền thờ và lấy tên đặt cho địa danh nơi này.

Cao Lãnh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp (vào năm 2007) và hiện đang là đô thị loại II (công nhận ngày 22/01/2020). Định hướng đến năm 2030, nơi này sẽ trở thành đô thị loại I.

Về vị trí địa lý, thành phố Cao Lãnh giáp huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), cách thành phố Hồ Chí Minh 154km và thành phố Cần Thơ 80 km. Đây là vị trí khá thuận lợi để vùng đất này mở rộng giao thương với các khu vực thông qua các tuyến đường bộ một cách nhanh chóng.

Thành phố Cao Lãnh hiện có 8 phường (phường 1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hoà Thuận) và 7 xã (Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Hòa An, Tịnh Thới.

Mang trong mình vị trí trung tâm của tỉnh, Cao Lãnh được chính quyền địa phương chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, thông tin liên lạc tốt nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Phát triển Cao Lãnh sẽ là bệ phóng vững chắc cho phát triển kinh tế tỉnhĐồng Tháp nói chung và các khu vực còn lại của Đồng Tháp nói riêng. Bên cạnh đó, phát triển gắn với cây sen luôn là chiến lược lâu dài mà vùng đất này hướng tới.

Lấy điểm mạnh của mình là các điểm du lịch nổi tiếng như mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, bảo tàng Đồng Tháp, công viên Văn Miếu… thành phố Cao Lãnh đang đầu tư hạ tầng cơ sở vào phát triển du lịch như các khách sạn, các nơi lưu trú và đang thực hiện đẩy mạnh loại hình homestay để đón tiếp du khách. Đây là cách để mang lại nguồn thu lâu dài nhờ du lịch, đồng thời cũng mang hình ảnh của thành phố Cao Lãnh vươn xa hơn tới bạn bè trong và ngoài nước.

Xem Thêm  Thưởng thức những loại trái cây Đồng Tháp ngon nức tiếng

Thành phố Sa Đéc

Là vùng đất màu mỡ ngay từ thuở sơ khai, Sa Đéc thuộc Thủy Chân Lạp với tên gọi là Phsar Dek (một vị thủy thần Khmer). Sau đó, chúa Nguyễn tiến hành khai phá vùng đất phía nam đầy tiềm năng này. Từ thời Gia Long cho tới thời Pháp thuộc hay sau khi giải phóng miền Nam, Sa Đéc vẫn luôn giữ vị trí trung tâm: là tỉnh lỵ trong suốt nhiều thời kì lịch sử của đất nước.

Có hai luồng ý kiến cho rằng Sa Đéc có nguồn gốc từ Phsar Dek, cũng có ý kiến cho rằng đó là “chợ sắt” trong tiếng Khmer. Nhưng dù cho nó có nghĩa là chợ sắt hay một vị thuỷ thần thì Sa Đéc cũng vẫn là vùng đất phì nhiêu mà người ta khai phá được.

Về vị trí địa lí, Sa Đéc giáp huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành và được bao bọc bởi hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Về hành chính, gồm có 6 phường (1, 2, 3, 4, An Hòa, Tân Quy Đông) và 3 xã (Tân Phú Đông, Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây).

Sa Đéc được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp vào ngày 14/10/2013. Là đô thị loại III (2004), sau đó đạt đô thị loại II (2018) sớm hơn dự kiến của Đồng Tháp 2 năm (dự kiến 2020) đủ thấy những gì mà đất và dân Sa Đéc đã nỗ lực trong suốt thời gian đó. Với vị trí trung tâm, Sa Đéc là vùng được tỉnh Đồng Tháp đầu tư hết mọi tiềm lực để hướng tới đô thị loại I (2030) và “hòn ngọc Mekong” (2050).

Để đạt được những thành tích kể trên, thành phố Sa Đéc hướng tới phát triển theo ba phân vùng cụ thể với những định hướng rõ ràng. Khai thác từ vị trí trung tâm của thành phố cùng với tài nguyên du lịch là một trong những át chủ bài giúp Sa Đéc thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư tới với mình.

Người ta biết tới Sa Đéc không chỉ qua hàng nghìn loại hoa xuất đi khắp mọi nơi trên đất nước, Sa Đéc còn có hủ tiếu Sa Đéc ngon nức tiếng hay Kiến An Cung, chùa Bà Thiên Hậu, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê… níu chân du khách xa gần. Nắm bắt tiềm lực về du lịch, người dân cùng chính quyền Sa Đéc nỗ lực không ngừng nghỉ từng ngày để đưa vùng đất trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch của địa phương.

Xem Thêm  OCOP và hành trình mang diện mạo mới về cho nông thôn Đồng Tháp

Vừa qua UNESCO công bố Sa Đéc là “thành phố học tập” (GNLC). Đây là một động lực vô cùng lớn để người dân Sa Đéc nỗ lực hơn nữa trên con đường phát triển của mình.

Thành phố Hồng Ngự

Về tên gọi, địa danh này được đọc trại đi từ Hùng Ngự – một sở biên phòng ngày xưa được thành lập dưới thời vua Gia Long. Ngày 19/12/2018 thị xã Hồng Ngự là đô thị loại III và ngày 01/11/2020 Hồng Ngự chính thức trở thành thành phố thứ 3 trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Hồng Ngự gồm 5 phường (An Bình A, An Bình B, An Lạc, An Lộc, An Thạnh) và 02 xã (Bình Thạnh, Tân Hội). Giáp các huyện Tân Hồng, huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông, tỉnh Prey Veng (Campuchia) và cách thành phố Cao Lãnh 64 km. Đây được xem là thủ phủ cá tra với sản lượng xuất khẩu hàng năm đứng đầu cả nước.

Với vị trí biên giới, Hồng ngự đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm kinh tế – xã hội phía bắc, hành lang kinh tế biên giới của tỉnh Đồng Tháp.

Được kỳ vọng là vùng trọng điểm phát triển kinh tế, Hồng Ngự luôn chú trọng phát triển sản xuất tập trung vào hai mũi nhọn là cây lúa và thuỷ sản. Trong cơ cấu kinh tế của mình, Hồng Ngự chú trọng vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản mà đặc biệt là cá tra. Các ngành kéo theo như chế biến thuỷ sản cũng tạo ra giá trị cho nền kinh tế của thành phốHồng Ngự.

Là một thành phố được công nhận gần đây nhưng những gì Hồng ngự đã làm được trong thời gian qua như danh hiệu “thủ phủ cá tra”, là địa phương chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu thuỷ sản (70% trên cả nước) thì chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng về một tương lai cho vùng đất này.

 

Thành phố Hồng Ngự ngày một phát triển vượt bậc – Ảnh: internetCó thể thấy, tiềm năng từ những gì mà ba thành phố của Đồng Tháp mang lại chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cũng như du lịch của vùng đất sen hồng Đồng Tháp. Ở một tương lai không xa, chúng ta có thể bắt gặp được những đô thị hiện đại và những vùng kinh tế phát triển để góp phần đưa đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như Việt Nam nói chung ở một vị thế cao trên bản đồ kinh tế.

Tác giả: Trầm

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Những câu chuyện xoay quanh 3 căn nhà cổ tại Đồng Tháp chưa chắc bạn đã biết
5 ngôi chùa tuyệt đẹp tại Đồng Tháp nhất định phải ghé
7 món ngon miền Tây nhất định phải thưởng thức tại Đồng Tháp

Chuyên Mục: Tổng Hợp

Previous Post: « 5 ngôi chùa tuyệt đẹp tại Đồng Tháp nhất định phải ghé
Next Post: Những câu chuyện xoay quanh 3 căn nhà cổ tại Đồng Tháp chưa chắc bạn đã biết »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Kinh nghiệm du lịch Bình Lập chi tiết khám phá thiên nhiên kỳ thú
  • 5 địa điểm du lịch Tết ở Phú Yên, đi một lần là nghiện
  • Tìm hiểu hình thức du lịch kết hợp detox giúp giảm cân, giải độc cơ thể
  • Du lịch Bình Thuận không nên bỏ qua những món ăn này
  • Du lịch tháng 11 nên đi đâu, lên kế hoạch cho chuyến đi cuối năm ngay hôm nay
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Cửa Lò cho bạn thoải sức vui chơi
  • Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Thái Lan – Xứ xở chùa vàng
  • Tất tần tật những điều cần lưu ý khi đi du lịch dịp tết nguyên đán 2022
  • Top 8 địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng bạn nhất định phải đến tại Cù Lao Chàm
  • Du lịch Mai Châu: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch mới nhất
  • Bỏ túi từ A – Z kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trung Quốc
  • Dùng ngay quần lót miễn giặt Swing tiện lợi an toàn cho các tín đồ mê du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo cho người đi lần đầu
  • Phú Quốc bắt đầu mở cửa đón khách trở lại, những điều kiện cần khi đi du lịch
  • Điểm qua 10 địa điểm du lịch miễn phí cực hút khách tại Australia

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Du Lịch
  • Đặc Sản
  • Địa Điểm
  • Giải Ngố
  • Thị Trường
  • Tổng Hợp
  • Toplist

Copyright © 2023 · Đất Sen Hồng - Nồng nàn hương sắc Việt